image banner
TUYÊN TRUYỀN CÔNG TÁC TIÊM PHÒNG CHO ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM
Tiêm phòng là một trong những biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho đàn gia súc, gia cầm. Khi đàn gia súc, gia cầm được tiêm đúng, tiêm đủ các loại vắc xin sẽ tạo miễn dịch chủ động ngăn chặn dịch bệnh phát sinh và lây lan, bảo vệ sức khỏe động vật, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khỏe con người. Việc chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm là quy định bắt buộc của Nhà nước đối với mỗi cá nhân, tổ chức có chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Trong những năm gần đây, do biến đổi của khí hậu, tình hình thiên tai, dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan và bùng phát các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh dịch tả lợn Châu Phi, Lợn tai xanh, bệnh viêm da nổi cục trâu bò, bệnh lở mồm long móng, bệnh dại chó, cúm gia cầm... tăng cao. Từ năm 2021 đến nay địa bàn tỉnh  đã chết hàng nghìn con lợn chết do Dịch tả lợn Châu Phi, 15 con trâu bò chết do viêm da nổi cục, và nhiều dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm khác. Vì vậy, việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi hiện nay là vô cùng quan trọng và nó trở thành một công tác không thể thiếu trong quy trình chăn nuôi. Làm tốt công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh động vật sẽ giúp con người tránh được những hiểm họa của các dịch, bệnh trên động vật có khả năng lây sang người như cúm gia cầm, bệnh dại...

     Thực hiện Kế hoạch số 322/KH-UBND huyện ngày 30/11/2024 của UBND huyện Triệu Sơn về việc triển khai công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm vụ Xuân năm 2025. Trong vụ Xuân năm 2025, UBND thị trấn  triển khai kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 04/03/2025  của Uỷ ban nhân dân thị trấn Triệu Sơn đến trưởng các, ngành đoàn thể, phối hợp Cấp ủy các tổ dân phố triển khai đợt  1 công tác tiêm phòng và tổ chức tiêm phòng bổ sung hàng tháng cho đàn gia súc, gia cầm và đàn chó.

- Các mũi tiêm phòng bắt buộc:

+ Đối với đàn trâu bò: Tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Viêm da nổi cục;

+ Đối với đàn lợn: Tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng, Dịch tả, Tụ huyết;

+ Đối với chó, mèo: Tiêm phòng vắc xin bệnh Dại;

+ Đối với gia cầm: TP vắc xin Cúm gia cầm, Niu cát xơn,…;

     Việc phòng bệnh cho vật nuôi hiện nay là một điều vô cùng quan trọng và nó trở thành một công tác không thể thiếu trong quy trình chăn nuôi. Ở đâu còn bệnh truyền nhiễm lưu hành thì ở đó sản phẩm chăn nuôi sẽ bị đe dọa ngừng lưu thông. Vì vậy sử dụng vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi là biện pháp tốt nhất để đảm bảo cho nền chăn nuôi phát triển bền vững và an toàn. Điều quan trọng hơn nữa là làm tốt công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh động vật sẽ giúp con người tránh được những hiểm họa của các dịch, bệnh trên động vật có khả năng lây sang người như cúm gia cầm, bệnh dại chó....

    Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy đàn gia súc, gia cầm được tiêm đúng, tiêm đủ các loại vắc xin theo đúng yêu cầu sẽ có tác dụng miễn dịch chống lại các dịch bệnh, giảm thiệt hại kinh tế cho gia đình, góp phần bảo vệ sức khỏe của người dân và cả cộng đồng. Việc chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm là quy định bắt buộc của Nhà Nước đối với mỗi cá nhân, tổ chức có chăn nuôi.

    Các hành vi không chấp hành quy định tiêm phòng, làm phát sinh dịch bệnh nguy hiểm trên địa bàn thị trấn phải chịu trách nhiệm theo quy định của Pháp luật. Cụ thể tại điều 7 trong Nghị định 90 của Chính phủ, ngày 31 tháng 7 năm 2017 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi- thú y như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.

2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại chó, mèo.

    Nhận thấy tầm quan trọng của công tác phòng, chống bệnh gia súc, gia cầm và để triển khai đồng bộ, có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn huyện, UBND thị trấn đã ban hành văn bản chỉ đạo về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Giao cho ban nông nghiệp phối hợp các ban ngành, đoàn thể và Cấp ủy các tổ dân phố chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm với phương châm phòng bệnh là chính, kết hợp thực hiện đồng bộ biện pháp quản lý, chủ động giám sát dịch bệnh phát hiện sớm, bao vây, khống chế dập tắt kịp thời và hiệu quả các ổ dịch bệnh ngay từ khi mới phát sinh; hạn chế tối đa thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh gây ra; góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững; bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe con người; thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. 

    Mỗi người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm chấp hành công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi của gia đình theo quy định. Chủ động theo dõi lịch tiêm phòng cho đàn vật nuôi  để thực hiện theo đúng kế hoạch./.Nguyễn Thị Hoa : Công chức Văn hóa-Xã hội

Tin liên quan
1 2 3 4 5  ... 
Tin mới
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement
Video
image advertisement
image advertisement